Xem xong từ lâu, mà sau đó bận quá (và loạn quá) nên chưa ghi chép về nó được. Trước hết, phải nói đây là cái taiga đầu tiên mình xem được tới hết. Các taiga từng xem thử trước đây, không theo được tới cùng, cũng không hẳn là vì không hay, mà do chưa bắt duyên được với câu chuyện hay sao đó mà nửa đường nản nản rồi gãy gánh =)))))))). Đến Atsu-hime, mình đánh giá là dàn dựng có cảm xúc hơn cả Fuurin Kazan nữa, nhưng từ sau đoạn Iesada ra đi thì tịt hứng coi luôn, và tới tận bây giờ vẫn chẳng có ý định tiếp tục :))
Fuurin Kazan - phong lâm hỏa sơn, trích binh pháp Tôn Tử về đạo hành quân đánh trận - nhanh như gió, tĩnh lặng như rừng cây, dữ dội như lửa, bất động như núi - cũng là những chữ viết trên ngọn cờ hiệu nổi tiếng của Takeda Shingen - một trong những lãnh chúa huyền thoại thời chiến quốc, nổi lên và tung hoành ngay trước thời của Oda Nobunaga. Fuurin Kazan là taiga kể về cuộc đời của Yamamoto Kansuke, quân sư cho Takeda Shingen.
![]()
Nhìn như lục lâm thảo khấu lolz XD
Nội dung chính của phim nghiêng về binh pháp chiến thuật, về công thành chiếm đất, miêu tả sa trường máu chảy đầu rơi, mà cũng miêu tả chính trường gầm ghè sát khí. Kẻ hôm qua còn là địch, ngày mai có thể hóa đồng minh, ngược lại người vốn tưởng luôn là đồng minh, lại biết đâu sắp sửa đâm ta một cú chí mạng. Loạn thế sinh anh hùng, mà loạn thế cũng diệt anh hùng. Dân đen thấp hèn, chỉ cần một trận lập công, lập tức công danh vinh hiển. Thân phận cao quý như công nương thế tử, cũng chỉ là con bài chính trị không hơn. Nhật Bản thời các cứ chẳng khác thời cuộc Trung Hoa thuở xa xưa.
Tất nhiên, với những đứa sinh ra và lớn lên đúng chóc cái thời hoàng kim của phim truyền hình Trung Quốc như mình, từ nhỏ đã xem cả đống phim ảnh cổ trang lịch sử quy mô, dàn dựng chỉn chu của anh Tàu, thì sẽ thấy ngay đến taiga Nhật cũng chưa đạt tới trình độ dựng phim công phu như thế, đặc biệt là về đề tài hành quân đánh trận, thâm nho triết lý thì càng kém xa.
Điểm mạnh của Fuurin Kazanđó là cách thể hiện hệ thống nội tâm nhân vật đầy cảm xúc, lồng trong câu chuyện về đánh trận hành quân. Kịch bản có những đoạn chiết giải rất cảm động về cái tình chủ tớ, về khí chất kẻ sĩ (sĩ ở đây là võ sĩ), về tấm lòng hướng tới quê hương. Cũng có thể một phần là do bản thân Yamamoto Kansuke là một nhân vật có thân phận khá đặc biệt so với nhân vật chính của các taiga chiến quốc khác. Mấy phim khác thường kể về một ông võ tướng có xuất phát điểm là người lãnh đạo gia tộc, theo hầu một (hoặc nhiều) chủ tướng lẫy lừng sử sách, thăng trầm cuộc đời cũng gắn liền với những biến chuyển lịch sử Nhật Bản, có như vậy thì mới đủ tư liệu và tầm vóc cho một taiga.
Nhưng Kansuke khác. Kansuke không có cả một gia tộc đứng phía sau chống lưng. Xuất phát điểm của Kansuke là chẳng có gì, thân thể thì tật nguyền, quê nhà thì chối bỏ, lang thang vất vưởng tìm kiếm một người chủ để thờ, một chốn để dung thân. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, mà cuộc đời của Kansuke hào hùng lẫm liệt hơn hẳn, đậm màu sắc chủ nghĩa anh hùng hơn hẳn, trong một sự kiên cường bất khuất đáng ngưỡng vọng, động lòng người (đặc biệt là những đứa mê mẩn chủ nghĩa anh hùng cổ điển như sei XD).
Trong Fuurin Kazan, mình ấn tượng nhất là mối quan hệ tay ba Kansuke, Nobuharu, Yuu-hime. Một mối quan hệ kì lạ, không rõ phải định nghĩa là gì. Ba người này gắn liền với nhau trước nhất bởi mưu mô và lợi ích chính trị, nhưng lại kết thúc bằng những tình cảm vô vụ lợi - hoặc nói đúng hơn là rốt cục, họ lại tìm đến nhau để thỏa mãn "lợi ích" về tinh thần cho chính mình. Tôn trọng và bao dung, sẵn sàng hy sinh mà cũng can đảm để thành toàn. Mình chưa bao giờ chứng kiến một mối quan hệ như vậy, nên logic của nó có đôi phần khó hiểu, nhưng rõ ràng, là rất cảm động.
"Phải, tôi có tình với Yuu-hime, cũng có tình với chúa công. Yuu-hime, chúa công, và cả thiếu chủ chưa chào đời, chính là quê nhà của Kansuke, là thứ Kansuke nguyện hy sinh trọn đời để phục vụ".
Mình rất thích nhân vật Kansuke, không chỉ vì cái khí khái anh hùng áo vải mạnh mẽ đạp bằng chông gai, vượt qua nghịch cảnh để hóa phượng hoàng đã nói ở trên, mà còn vì ở Kansuke hội tụ rất nhiều cái "duy nhất". Duy nhất một người vợ, duy nhất một chủ tướng, duy nhất một quê hương, duy nhất một chí nguyện, duy nhất một tình yêu. Khái niệm "duy nhất" bản thân nó đã cảm động, không chỉ nhờ sức hấp dẫn của tính độc tôn nó mang trong mình, mà còn vì khi nói về mặt tình cảm, "duy nhất" cũng thường đồng nghĩa với "nhiều nhất". Vì quá nhiều nên mãi không quên được. Không quên được những người, những việc đã qua, thì đành quên đi chính bản thân mình. Một mỹ đức dễ chinh phục lòng người.
Uchino Masaaki, với diễn xuất chân phương, mãnh liệt, đã khắc họa thành công một Kansuke rất tình cảm trong cái vỏ bọc thô ráp xấu xí. Shibamoto Yuki là kiều nữ được NHK chọn mặt gởi vàng cho vai Yuu-hime, lần đầu xuất hiện trong phim truyền hình với vai diễn nặng ký này có vẻ là hơi quá tầm, nên diễn xuất nhiều chỗ còn gồng, nhưng bù lại bạn này có khí chất cao ngạo quyết liệt cần có của nhân vật, và tiến bộ dần dần, nên Yuu-hime của bạn cũng đáng nhớ. Ngoài ra, phải nói rất rất rất thích Tanihara Shosuke trong vai Imagawa Yoshimoto ♥_♥. Anh Tanihara diễn mà như không, thiệt ngầu không chịu nổi ♥. Thêm nữa, cũng thích gia tộc Sanada được thể hiện trong đây, mà nổi bật nhất là Sanada Yukitaka (ông nội của nam chính trong Sanadamaru lol) do Sasaki Kuranosuke thủ diễn. Về không thích, thì chỉ có Ichikawa Kamejiro vai Takeda Shingen và Gackt vai Uesugi Kenshin. Hai người này đều gồng quá mức, làm nhân vật trở nên giả tạo.
Fuurin Kazan là một bộ taiga chất lượng, hấp dẫn mà đầy cảm xúc, nhân vật lịch sử nhưng thấm đẫm phong vị nhân sinh, gần gũi với khán giả nên dễ đồng cảm. Kể về một thời kì lịch sử ít được lên phim (ôi xem phim về Oda Nobunaga riết phát ngán luôn O_o) là một lợi thế khiến phim bàn được nhiều cái thú vị, mới mẻ. Không còn cách nào học sử dễ nhớ hơn là xem phim lịch sử, miễn là cái phim thỏa mãn được cả hai mặt: giải trí và thông tin :)). Sau này sẽ chăm xem taiga hơn, nhất là taiga chiến quốc, mà trước mắt là Sanadamaru, bộ này khả năng cao là sẽ đu được tới hết nè =))))). Nếu nấu xong cái nồi Sanadamaru (ôi, công trình tim óc lolz) thì có thể nấu qua nồi Fuurin Kazan, vì thích phim hơi bị nhiều nhiều đó nha ^o^
Fuurin Kazan - phong lâm hỏa sơn, trích binh pháp Tôn Tử về đạo hành quân đánh trận - nhanh như gió, tĩnh lặng như rừng cây, dữ dội như lửa, bất động như núi - cũng là những chữ viết trên ngọn cờ hiệu nổi tiếng của Takeda Shingen - một trong những lãnh chúa huyền thoại thời chiến quốc, nổi lên và tung hoành ngay trước thời của Oda Nobunaga. Fuurin Kazan là taiga kể về cuộc đời của Yamamoto Kansuke, quân sư cho Takeda Shingen.

Nhìn như lục lâm thảo khấu lolz XD
Nội dung chính của phim nghiêng về binh pháp chiến thuật, về công thành chiếm đất, miêu tả sa trường máu chảy đầu rơi, mà cũng miêu tả chính trường gầm ghè sát khí. Kẻ hôm qua còn là địch, ngày mai có thể hóa đồng minh, ngược lại người vốn tưởng luôn là đồng minh, lại biết đâu sắp sửa đâm ta một cú chí mạng. Loạn thế sinh anh hùng, mà loạn thế cũng diệt anh hùng. Dân đen thấp hèn, chỉ cần một trận lập công, lập tức công danh vinh hiển. Thân phận cao quý như công nương thế tử, cũng chỉ là con bài chính trị không hơn. Nhật Bản thời các cứ chẳng khác thời cuộc Trung Hoa thuở xa xưa.
Tất nhiên, với những đứa sinh ra và lớn lên đúng chóc cái thời hoàng kim của phim truyền hình Trung Quốc như mình, từ nhỏ đã xem cả đống phim ảnh cổ trang lịch sử quy mô, dàn dựng chỉn chu của anh Tàu, thì sẽ thấy ngay đến taiga Nhật cũng chưa đạt tới trình độ dựng phim công phu như thế, đặc biệt là về đề tài hành quân đánh trận, thâm nho triết lý thì càng kém xa.
Điểm mạnh của Fuurin Kazanđó là cách thể hiện hệ thống nội tâm nhân vật đầy cảm xúc, lồng trong câu chuyện về đánh trận hành quân. Kịch bản có những đoạn chiết giải rất cảm động về cái tình chủ tớ, về khí chất kẻ sĩ (sĩ ở đây là võ sĩ), về tấm lòng hướng tới quê hương. Cũng có thể một phần là do bản thân Yamamoto Kansuke là một nhân vật có thân phận khá đặc biệt so với nhân vật chính của các taiga chiến quốc khác. Mấy phim khác thường kể về một ông võ tướng có xuất phát điểm là người lãnh đạo gia tộc, theo hầu một (hoặc nhiều) chủ tướng lẫy lừng sử sách, thăng trầm cuộc đời cũng gắn liền với những biến chuyển lịch sử Nhật Bản, có như vậy thì mới đủ tư liệu và tầm vóc cho một taiga.
Nhưng Kansuke khác. Kansuke không có cả một gia tộc đứng phía sau chống lưng. Xuất phát điểm của Kansuke là chẳng có gì, thân thể thì tật nguyền, quê nhà thì chối bỏ, lang thang vất vưởng tìm kiếm một người chủ để thờ, một chốn để dung thân. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, mà cuộc đời của Kansuke hào hùng lẫm liệt hơn hẳn, đậm màu sắc chủ nghĩa anh hùng hơn hẳn, trong một sự kiên cường bất khuất đáng ngưỡng vọng, động lòng người (đặc biệt là những đứa mê mẩn chủ nghĩa anh hùng cổ điển như sei XD).
Trong Fuurin Kazan, mình ấn tượng nhất là mối quan hệ tay ba Kansuke, Nobuharu, Yuu-hime. Một mối quan hệ kì lạ, không rõ phải định nghĩa là gì. Ba người này gắn liền với nhau trước nhất bởi mưu mô và lợi ích chính trị, nhưng lại kết thúc bằng những tình cảm vô vụ lợi - hoặc nói đúng hơn là rốt cục, họ lại tìm đến nhau để thỏa mãn "lợi ích" về tinh thần cho chính mình. Tôn trọng và bao dung, sẵn sàng hy sinh mà cũng can đảm để thành toàn. Mình chưa bao giờ chứng kiến một mối quan hệ như vậy, nên logic của nó có đôi phần khó hiểu, nhưng rõ ràng, là rất cảm động.
"Phải, tôi có tình với Yuu-hime, cũng có tình với chúa công. Yuu-hime, chúa công, và cả thiếu chủ chưa chào đời, chính là quê nhà của Kansuke, là thứ Kansuke nguyện hy sinh trọn đời để phục vụ".
Mình rất thích nhân vật Kansuke, không chỉ vì cái khí khái anh hùng áo vải mạnh mẽ đạp bằng chông gai, vượt qua nghịch cảnh để hóa phượng hoàng đã nói ở trên, mà còn vì ở Kansuke hội tụ rất nhiều cái "duy nhất". Duy nhất một người vợ, duy nhất một chủ tướng, duy nhất một quê hương, duy nhất một chí nguyện, duy nhất một tình yêu. Khái niệm "duy nhất" bản thân nó đã cảm động, không chỉ nhờ sức hấp dẫn của tính độc tôn nó mang trong mình, mà còn vì khi nói về mặt tình cảm, "duy nhất" cũng thường đồng nghĩa với "nhiều nhất". Vì quá nhiều nên mãi không quên được. Không quên được những người, những việc đã qua, thì đành quên đi chính bản thân mình. Một mỹ đức dễ chinh phục lòng người.
Uchino Masaaki, với diễn xuất chân phương, mãnh liệt, đã khắc họa thành công một Kansuke rất tình cảm trong cái vỏ bọc thô ráp xấu xí. Shibamoto Yuki là kiều nữ được NHK chọn mặt gởi vàng cho vai Yuu-hime, lần đầu xuất hiện trong phim truyền hình với vai diễn nặng ký này có vẻ là hơi quá tầm, nên diễn xuất nhiều chỗ còn gồng, nhưng bù lại bạn này có khí chất cao ngạo quyết liệt cần có của nhân vật, và tiến bộ dần dần, nên Yuu-hime của bạn cũng đáng nhớ. Ngoài ra, phải nói rất rất rất thích Tanihara Shosuke trong vai Imagawa Yoshimoto ♥_♥. Anh Tanihara diễn mà như không, thiệt ngầu không chịu nổi ♥. Thêm nữa, cũng thích gia tộc Sanada được thể hiện trong đây, mà nổi bật nhất là Sanada Yukitaka (ông nội của nam chính trong Sanadamaru lol) do Sasaki Kuranosuke thủ diễn. Về không thích, thì chỉ có Ichikawa Kamejiro vai Takeda Shingen và Gackt vai Uesugi Kenshin. Hai người này đều gồng quá mức, làm nhân vật trở nên giả tạo.
Fuurin Kazan là một bộ taiga chất lượng, hấp dẫn mà đầy cảm xúc, nhân vật lịch sử nhưng thấm đẫm phong vị nhân sinh, gần gũi với khán giả nên dễ đồng cảm. Kể về một thời kì lịch sử ít được lên phim (ôi xem phim về Oda Nobunaga riết phát ngán luôn O_o) là một lợi thế khiến phim bàn được nhiều cái thú vị, mới mẻ. Không còn cách nào học sử dễ nhớ hơn là xem phim lịch sử, miễn là cái phim thỏa mãn được cả hai mặt: giải trí và thông tin :)). Sau này sẽ chăm xem taiga hơn, nhất là taiga chiến quốc, mà trước mắt là Sanadamaru, bộ này khả năng cao là sẽ đu được tới hết nè =))))). Nếu nấu xong cái nồi Sanadamaru (ôi, công trình tim óc lolz) thì có thể nấu qua nồi Fuurin Kazan, vì thích phim hơi bị nhiều nhiều đó nha ^o^