Quantcast
Channel: 覚えるような覚えないような瞬間
Viewing all articles
Browse latest Browse all 878

Gaiji Keisatsu (NHK, 2009)

$
0
0
Gaiji_Keisatsu.jpg

Gaiji Keisatsu - Cảnh sát ngoại vụ, tức cảnh sát điều tra các vụ phạm tội có liên quan tới người nước ngoài, cụ thể ở đây là bọn khủng bố quốc tế.

Mà ở một đất nước được xem là không có khủng bố như Nhật thì khả năng ứng phó với khủng bố - từ khâu ban hành luật tới việc tổ chức và huấn luyện nhân sự, đều cực kỳ amateur (phim nói thế, không phải mình tự bịa :)) ), dẫn đến tình trạng những cảnh sát ngoại vụ hiếm hoi này bị giới hạn quyền và phương thức hành động, cho nên họ phải dấn thân vào những hiểm nguy không cần thiết, phải dùng những cách chẳng đặng đừng để điều tra.

Phim vẽ ra một bối cảnh u ám với cái nhìn đầy hoài nghi, nhân vật chệch choạng trong niềm tin mong manh về chính nghĩa, hoang mang với chính những quyết định của mình, phẫn nộ vùng vẫy giữa một hiện thực bất công không lối thoát.

Phim cũng không đưa ra một lối thoát nào, dù là vĩ mô cấp chính phủ hay vi mô ngay trong mâu thuẫn cá nhân. Dĩ nhiên, với một tác giả bám sát hiện thực thì không thể tùy tiện vung bút phán bừa một giải pháp hoang đường, mà xét sâu xa thì câu chuyện cũng không đòi hỏi một giải pháp, hay một đoạn kết rõ ràng.

Thực ra, cá nhân mình không thích phim này lắm, vì nó quá rối rắm. Rất nhiều phim hay khó hiểu, nhưng không phải phim nào khó hiểu cũng hay. Kosawa dám lấy một đề tài khó triển khai và đã triển khai được tới mức này, đó là một điều đáng ghi nhận, nhưng bên cạnh những điểm nhấn nội tâm đầy triển vọng, anh chưa tạo được sức liên kết chặt chẽ giữa nội tâm và tình tiết hình sự của câu chuyện, nên nội tâm chưa bật được mà tình tiết hình sự cũng vẫn cứ nông. Khán giả xem cho hồi hộp kích thích, thỏa mãn trí tò mò vậy thôi, chứ không thể hòa vào được cảm xúc của nhân vật. Chưa kể, ở nửa sau phim, cách xử lý một vài nút thắt không thỏa đáng, đã làm gãy tính cách khá nhiều nhân vật, khiến bộ phim hụt hẫng, và nhân vật bị chìm vào quên lãng (như vai Matsuzawa của Ono Machiko, và vai Kurata của Endo Ken'ichi).

Cả phim, mình thích nhất mối quan hệ giữa Sumimoto và Aiko, nhìn qua tưởng như là tri kỷ, nhưng đồng thời, người này lại gần như sợ người kia, bởi một người thì luôn nhận thấy đối phương nhìn thấu suốt mình, còn một người thì nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình - cái phần yếu đuối, đang dần trượt dài trên con đường tự băng hoại của mình - trong đối phương. Giá mà biên kịch nâng vai trò của Matsuzawa lên chút nữa, với sự mạnh mẽ của chính khí và niềm an ủi, làm thành một tam giác, kiểu như Sumimoto là quá khứ u ám, Aiko là hiện tại bất an, còn Matsuzawa là tương lai hi vọng, thì phim sẽ ý nghĩa hơn chăng.

Và rất không thích cái kết. Cái kết đóng cho một câu chuyện mang màu sắc mở. Hơn nữa, gần đây đã có nhiều phim kết kiểu này, cho nên đâm ra cái kết không còn mới mẻ chấn động, mà ngược lại đượm mùi cưỡng ép bi thương, nên hậu quả là chẳng bi cũng chẳng thương, chỉ thấy vô duyên -.-

Nói chung, thay vì Gaiji Keisatsu, cùng một cách phác họa bức tranh rối rắm thì mình tiến cử xem Marks no Yama (WOWOW, 2010, phim đầu tiên, cũng là phim ấn tượng nhất của Kora Kengo mình xem), cùng một ý tưởng đoạn kết thì mình giới thiệu Chase (NHK, 2010). Marks no Yama thì gân guốc, còn Chase thì xúc động hơn nhiều.

Xem thử anh Kosawa viết phim dark thế nào. Thấy cũng được, nhưng vẫn thích phim "lý sự" của ảnh hơn lol. Tiếp theo còn Gonzo (TVAsahi, 2008, Uchino Masaaki) xem nốt :">. Tới chừng xem sạch rồi thì đành cào tường lăn lộn chờ phim mới thôi T^T

Viewing all articles
Browse latest Browse all 878

Trending Articles



<script src="https://jsc.adskeeper.com/r/s/rssing.com.1596347.js" async> </script>